15 thg 5, 2012

Giới khoa học lý giải hiện tượng cô bé phát ra năng lượng đốt cháy mọi thứ

Các chuyên gia khoa học trong nước đều nhận định hiện tượng bé gái tên T. (11 tuổi, ngụ quận Tân Bình- TPHCM) có khả năng gây cháy là một hiện tượng bí ẩn của khoa học, cần nhiều cuộc nghiên cứu thực nghiệm mới có thể xác định chính xác nguyên nhân.
Sáng 14/4, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải (Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người) cho biết, ông vừa nhận được đơn của gia đình cháu bé (ở quận Tân Bình, TP.HCM) có khả năng làm đồ vật trong nhà bốc cháy, với mong muốn cá nhân ông cũng như cơ quan này vào cuộc nghiên cứu hiện tượng kỳ lạ trên và tìm ra cách chữa trị cho con gái họ.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải khẳng định, hiện tượng cơ thể người có thể phát ra nguồn lực làm cháy đồ vật như cô bé Th là hiện tượng khoa học có thật.
Ông Hải cho hay, những hiện tượng như vậy xảy ra không ít trên thế giới cũng như tại Việt Nam.
Theo ông Hải, thế giới có nhiều cách giải thích khác nhau về hiện tượng này. Theo quan niệm phương Tây, đây là hiện tượng "Poltergeist" (tạm dịch là "ma quấy"). Nhưng ma ở đây không có nghĩa là "con ma", mà muốn nói về một hiện tượng kỳ quái. Quan niệm phương Đông gọi đây là "luồng hỏa xà", bên Phật giáo gọi là "lửa tam muội" (tam không có nghĩa là 3).
Các nhà khoa học tại Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người đã nghiên cứu về các hiện tượng này và kết luận, đây là hậu quả của việc cơ thể người có những thay đổi về hormon nội tiết (diễn ra mạnh ở tuổi dậy thì) gây rối loạn sự điều khiển của các trung tâm lực (gọi là Chakras).
Điều này khiến nội năng của cơ thể quá mạnh, tích tụ dần tạo thành nhiệt, nếu phát ra được thì hạ hỏa. Một số người sử dụng các phương pháp như đeo thạch anh trên người để chặn lại luồng hỏa phát tiết, dẫn đến hiện tượng nhiệt năng quá lớn nằm trong người, gây đau đầu, thậm chí phát điên.
Một vài hiện tượng như người làm dịch chuyển đồ vật, thắp sáng bóng đèn,... cũng bắt nguồn từ nguyên nhân chung như trên.
Trả lời câu hỏi, liệu những người gặp phải hiện tượng như trên có ảnh hưởng đến sức khỏe, tuổi thọ hoặc sinh lý hay không, nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết, có một số phương pháp có thể khắc chế được hiện tượng kỳ lạ xảy ra trên cơ thể những người này. Trên thế giới có những trường phái (chẳng hạn như Yoga) có thể tập luyện, điều khiển được những luồng nhiệt năng trong cơ thể để sử dụng sao cho có ích. Ví dụ, người luyện Yoga có thể ngồi trên băng tuyết hàng giờ đồng hồ mà không cảm thấy rét.
Các bức ảnh gia đình bé Th. gửi ra Trung tâm
Ông Hải cho biết, một vài ngày tới, Trung tâm sẽ cử người vào nghiên cứu, tìm ra phương pháp chữa trị cho bé Th.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải cho biết thêm, dù khoa học chưa lý giải được nhưng thực tế cho thấy, những người gặp hiện tượng như trên thường sau đó sẽ có năng khiếu hay biệt tài nhất định.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải dẫn chứng một số trường hợp tương tự ở Việt Nam và thế giới.
Ngày 18/8/1983, thế giới ghi nhận câu chuyện một cậu bé 16 tuổi ở Formia, Italia, khi vừa bước vào phòng bỗng nhiên bóng đèn vụt tắt. Cậu bé tưởng cháy bóng đèn, liền chạy sang phòng bên định lấy nến thắp. Kết quả là cầu chì tại phòng này cũng chung số phận.
Một trường hợp tương tự tại nước Anh, từng lên truyền hình Discovery. Người đàn ông đang đi bộ trên đường bỗng tự phát hỏa, biến thành "ngọn đuốc sống", gây bỏng nặng.
Ở Nga, từng xuất hiện một cô bé có khả năng tương tự cô bé Th. ở TP.HCM. Thậm chí cô bé người Nga bước vào phòng còn làm cho chai lọ bật nắp.
Tại Nam Định, năm 2007, một nữ sinh đang ngồi học trong lớp bỗng dưng mái tóc bốc cháy. Lúc đầu, giáo viên, bạn bè trong lớp còn tưởng người ngồi bàn sau chọc phá. Nhưng hóa ra không phải vì hiện tượng đó cũng xảy ra nhiều lần khi cô bé ở nhà.
Một em bé ở Hậu Lộc, Thanh Hóa từ lúc mới sinh ra đã có hiện tượng phát hỏa xuống dưới làm đôi chân bị bỏng rất nặng. Đến khi lớn lên, đi nhiều nơi chữa trị, em bé này đã dần khỏi.
PGS-TS Nông Văn Hải, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học Việt Nam, cho biết trường hợp cháu T. cần được các nhà khoa học, bác sĩ vào cuộc tiến hành thực nghiệm kiểm tra thì mới có thể xác định được chính xác nguyên nhân của vấn đề.
Về mặt sinh học cũng như khoa học, hiện tượng con người có khả năng gây cháy các đồ vật xung quanh rất khó xảy ra. Trước đây, cũng xuất hiện một số trường hợp tương tự nhưng chưa có nghiên cứu nào kết luận nguyên nhân chính xác nhất.
Theo PGS-TS Nông Văn Hải, chỉ cần đưa bé vào phòng, cất hết các đồ vật có khả năng tạo ra lửa, gây cháy trong phòng như hộp quẹt chẳng hạn và quan sát xem bé có thể tự gây cháy các vật dụng trong phòng hay không là có thể xác định được nguyên nhân chính xác nhất.
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Cảm xạ Địa sinh học, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, cho biết trên thế giới đã ghi nhận trường hợp người bốc cháy. Tuy nhiên, cháu T. không cháy trên cơ thể mà có khả năng gây cháy các đồ vật xung quanh.
Theo ông Châu, những trường hợp trên đều có các nguyên nhân từ môi trường sống như ảnh hưởng của điện từ trường, hệ thống sinh học của hệ tuần hoàn, ăn uống.  Trung tâm đã kiểm tra điện từ trường tại nhà cho bé T. nhưng không thấy dấu hiệu bất thường. Do vậy, vấn đề còn lại là do bán cầu não phải bị kích thích quá mức. Trung tâm  đã đưa ra cho phương pháp tập luyện cho cháu bé để nhằm điều chỉnh và cân bằng hệ thống sinh học đó.
Dự kiến Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng sẽ tổ chức một đoàn gồm các nhà khoa học đến nhà cháu T. để tìm nguyên nhân và cách giải quyết.
Trong khi đó, GS-TSKH Nguyễn Đăng Hưng cho biết về mặt khoa học, các hiện tượng này thường liên quan đến trường năng lượng sinh học nhưng cũng chưa thể kết luận chính xác về khả năng tác động của các trường năng lượng này.
Theo ông Hưng, hiện nay không nên quan tâm quá mức đến cháu T. vì như vậy dễ làm xáo trộn, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của bé.
Gia đình có thể mời các nhà khoa học, các bác sĩ quan sát, sử dụng các máy móc có liên quan để đo đạc một cách nhẹ nhàng, tự nhiên mà không làm ảnh hưởng đến bé. Dựa trên các kết quả, số liệu đo đạc được, nếu nhận ra có các bất thường thì mới có thể tiếp tục tìm hiểu sâu hơn để làm rõ nguyên nhân.
TS Đoàn Văn Bình, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Năng lượng Việt Nam, cho biết hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể, chính xác, rõ ràng nhất về hiện tượng này, mặc dù trước đây đã có một số báo cáo về các hiện tượng tương tự. Về việc đeo vòng đá thạch anh để hạn chế khả năng gây cháy, khoa học chưa có kết luận chính xác về khả năng này.
Viện Khoa học Năng lượng Việt Nam có biết về hiện tượng bé gái gây cháy này nhưng hiện tại chưa nghiên cứu, vì vậy cần phải tiến hành thực nghiệm cụ thể mới có kết luận rõ ràng.
Còn theo GS-TS Nguyễn Đại Hưng, Viện trưởng Viện Vật lý Việt Nam, nếu gia đình cháu V. chấp nhận có thể đưa cháu T. đến Văn phòng Viện Vật lý Việt Nam khu vực phía Nam (số 1, Mạc Đĩnh Chi, phường Bến Nghé, quận 1-TPHCM) để được các nhà khoa học tại đây tư vấn, hỗ trợ tìm hiểu về hiện tượng này.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Khải - ông già Ozon cho biết: " Mọi thông tin trên báo chí đưa về cô bé có khả năng đặc biệt làm cho đồ vật bốc cháy đều thiếu, chưa đủ. 
Trên đời này không có ai nhìn vào đồ vật, đi lại gần đồ vật mà gây ra cháy được. Chuyện này là không bao giờ có", Tiến sĩ Khải khẳng định.

"Cùng một câu hỏi thôi, có ai ngồi cùng đứa bé không, có ai nhìn thấy nó đi qua cháy hay nó nhìn là cháy? Ví dụ như trước đây có đứa bé ở Quảng Nam đi đến đâu thì các vật xung quanh bị cháy, thực tế không ai chứng kiến rằng đứa bé gây ra sự cháy mà cháy chỉ xảy ra khi nó ở nhà một mình. Cuối cùng, đứa bé đã nhận rằng chính đó đốt.

Có ai chứng kiến lúc cháy là đứa bé gây ra không, không một ai nhìn thấy cả. Trường hợp nhà không có ai thì nó cháy và việc cháy đó là do nó tự đốt", TS.Khải nói thêm.
Theo lời gia đình bé Th. kể, ổ điện bị cháy, bị hỏng trong khi chiếc ổ cắm điện vẫn bình thường, không bị chập điện, dây điện vẫn nguyên vẹn. Nhưng mặt bên ngoài ổ cắm điện lại bị nung chảy với một sức nóng rất lớn gây ra. Đây là hiện tượng vô cùng lạ, giống như ai đó dùng hàn xì phun lửa vào ổ cắm vậy.
"Những trường hợp như vậy, nếu như không có dòng điện chạy qua thì không thể cháy được cho nên, việc cháy các ổ điện của gia đình cũng như người thân của cháu bé chỉ là “trùng lặp” mà các ổ điện cháy. Nếu cô bé này nhìn vào ổ điện mà ổ điện cháy thì tôi sẵn sàng vào để tận mắt chứng kiến “khả năng đặc biệt” của cô bé này”, T.S Nguyễn Văn Khải cho biết.

TS Khải nói thêm, còn chuyện cháy một trăm lần hay một nghìn lần là chuyện gia đình, chuyện của đứa bé, có ai nhìn thấy không? Nếu như nó đã xảy ra cháy một vài lần thì kiểu gì cũng có rất nhiều lần nữa. Bởi vì nếu cô bé có khả năng đó thì luôn có khả năng ấy.

Theo TS.Khải thì năng lượng ở bên trong con người chỉ có thể tạo ra sóng điện từ có năng lượng vô cùng bé, không thể làm vật nào cháy được. Người đang sống luôn tỏa nhiệt nhưng nhiệt độ đó chỉ bằng mắt, bằng thổi… không thể làm đồ vật nóng lên đến mức cháy được.
Dim lights Embed 
Ông Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng cho hay, ông có theo dõi sự việc cô bé có khả năng làm đồ vật tự bốc cháy tại TPHCM.
Ông cho rằng, Việt Nam từ trước đến nay chưa có hiện tượng lạ theo kiểu từ làm phát cháy tương tự nhưng người tập khí công có năng lượng thì có rất nhiều như khả năng làm nhiễu sóng ti vi, hút vật nặng...
Để xác định năng lượng trong người cô bé này cần có hàng loạt thí nghiệm với nhiều vị trí, gia đình khác nhau. Quá trình thí nghiệm này nhằm mục đích xác nhân đó là cháy giả hay cháy thật. Vì thế, cần có sự giám sát, quay phim chụp ảnh cụ thể. Nếu thực cần đưa ra các hội thảo khoa học xác minh nguyên nhân...
Về việc, hiện nay nhiều người lo lắng khả năng khó xác định năng lượng của cô bé đó là năng lượng âm hay năng lượng dương, theo ông Khanh, không quá khó, chưa nói là dễ.
Bên cạnh xác định đó cũng là một phương pháp khoa học theo cách loại trừ để khử dần các yếu tố liên quan. Cụ thể, để xác định năng lượng do cảm ứng điện từ hay năng lượng vô hình có thể dùng máy móc.
Với năng lượng do cảm ứng điện từ hay còn gọi là năng lượng dương, chúng ta cần có cách nghĩ cũng phải khoa học tránh suy diễn. Con người vốn dĩ là một cấu thể với gen, tế bào.
Trong những con người khác nhau có thể có những khả năng đặc biệt, hay còn gọi đó là những trường hợp đột biến gen. Đây cũng là lý do lý giải vì sao có những người có khối u lên đến hàng tạ trên cơ thể hay hút được nam châm, vật lạ hay sờ vào điện không bị giật...
Với trường hợp năng lượng dương có khả năng làm cháy có thể tương tự hiện tượng năng lượng sét hòn. Tức khi năng lượng này đến vào đâu sẽ phát sinh hiệu ứng  gây cháy nổ.
Để xác định năng lượng dương có thể dựa vào các máy móc khoa học. Cụ thể, để làm dây điện cháy cần có lượng nhiệt, điện thế lớn mới có khả năng làm cháy. Với máy đo vạn năng, các nhà khoa học có thể đo được điện năng, von kế, ampe kế...
Các kim giây ở đây rất nhạy, máy được đưa từ xa lại gần. Chỉ cần có điện năng, máy sẽ báo ngay lập tức. Trường hợp máy này không chạy tức không có sự tác động vào hệ thống điện. Nếu dòng điện lớn, máy sẽ tự ngắt nên rất an toàn...
Khi đã xác định được năng lượng dương thì sẽ nghiên cứu sâu hơn nhằm đưa ra lời giải thích đáng tin cậy. Nhưng cũng cần tính bài toán, nếu không có năng lượng dương, đồng nghĩa đó là năng lượng âm thì cần mời các nhà nghiên cứu ngoại cảm để phân tích...

Ý kiến bạn đọc [ 0 ]


Ý kiến của bạn